Tìm hiểu từ A-Z về gạch lát sàn và cách sử dụng

Bạn đang hoàn thiện công trình nhà ở và muốn tìm kiếm một dòng gạch lát sàn chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này? Bạn muốn thi công gạch lát sàn nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Hãy tìm hiểu từ A - Z gạch lát sàn và cách sử dụng của chúng trong bài viết dưới đây của Newlando nhé!

1. Những thông tin cơ bản về gạch lát sàn

1.1. Gạch lát sàn là gì?

Như tên gọi của nó, gạch lát sàn được hiểu là dòng gạch được sản xuất để bao phủ bề mặt theo chiều ngang của ngôi nhà như sàn nhà, sân vườn, hiên nhà, .... Theo đó, loại vật liệu này có chức năng chính là đem lại vẻ đẹp hình thức cũng như sự an toàn, chống thấm, chống trơn trượt cho mặt bằng thi công và đảm bảo độ bền của chúng theo thời gian

1.2. Kích thước và hình dạng

Về kích cỡ, hiện nay chúng ta có thể bắt gặp gạch lát sàn với 3 loại chính như sau:

- Dòng gạch có kích thước lớn: 600x600mm, 800x800mm, 1000x1000mm, 600x1200mm, 800x1200mm, 1200x1200mm, 1200x1400mm...

- Dòng gạch có kích cỡ tầm trung: 400x400mm, 500x500mm

- Dòng gạch có kích thước nhỏ: 200x200mm, 300x300mm

Đối với những công trình ngoài trời hoặc mặt sàn nội thất lớn, người ta thường sử dụng gạch có kích thước lớn và ngược lại. 

Về hình dạng, chúng ta có thể bắt gặp gạch lát nền có hình vuông hoặc hình chữ nhật nhưng gạch hình vuông phổ biến hơn và chiếm thị phần chủ yếu

1.3. Các dòng gạch lát sàn phổ biến hiện nay

Hiện nay, tại Việt Nam có các dòng gạch lát sàn sau:

- Gạch ceramic: đây là dòng gạch được tạo thành từ nguyên liệu cơ bản là đất sét, ngoài ra còn có thêm phụ gia khác và được gia tăng độ bền, khả năng chống thấm cũng như chịu lực trên nền nhiệt độ cao. Bề mặt gạch nhẵn, mịn nhưng có độ lỳ, đảm bảo tính ma sát và độ an toàn khi di chuyển trên bề mặt.

Gạch ceramic

- Gạch men: có thành phần cấu tạo tương tự gạch ceramic (đất sét) nhưng gạch mẹ có thêm các nguyên liệu đặc biệt khác như cao lanh, thạch cao..... Không chỉ vậy, sau khi trải qua quá trình tôi nhiệt bằng lò nung, dòng sản phẩm này còn được bao phủ bởi một lớp men, vừa giúp gia tăng hiệu ứng thẩm mỹ, vừa tăng cường tính chống nước cũng như khả năng chịu lực của thành phẩm.

Gạch men

- Gạch granite: là loại gạch có thành phần nguyên liệu chính là bột đá granite (thạch anh), đất sét và các chất phụ gia. Ưu điểm của dòng gạch lát sàn này là dễ lau chùi, vệ sinh, độ cứng gần như tuyệt đối, chịu áp suất cao và có tông màu nhã, phù hợp với nhiều công trình, cả nội thất và ngoại thất.

Gạch granite

- Gạch giả gỗlà dòng gạch công nghiệp mô phỏng lại lớp nền đẹp mắt và những đường vân tự nhiên của gỗ, mang đến hiệu quả thẩm mỹ nổi trội. Đặc biệt, sản phẩm này còn có khả năng chống ẩm cao, ít bị chầy xước và chống va đập cực ổn.

Gạch giả gỗ

- Gạch bông (gạch hoa)nguyên liệu chính làm nên gạch bông là xi măng, cát, bột đá và phía trên bề mặt được sơn phủ một lớp hoa văn độc đáo với nhiều màu sắc khác nhau. Không chỉ mang vẻ ngoài sống động, mang tính hoài cổ, gạch bông còn có độ cứng cao, ít thấm nước và được nhiều gia đình, các công trình như cà phê, quán ăn yêu thích.


Gạch bông

>>> Tìm hiểu thêm: Gạch Bông Men Lát Nền - Xu Hướng Mới Trong Thiết Kế Nội Thất

- Gạch bóng kiếng: với độ bóng sáng vượt trội, gạch bóng kiếng là ưu tiên hàng đầu cho những công trình lớn: trung thâm thương mại, giải trí, khu văn phòng... Sản phẩm này được tạo thành từ bột đá nén, sấy, trải qua quá trình tôi nhiệt và được đánh giá rất cao về độ cứng.


Gạch bóng kiếng

>> Xem thêm: 100+ Mẫu Gạch Lát Nền Đẹp, Sang Trọng Chiết Khấu Cao

2. Cách sử dụng gạch lát sàn "chuẩn không cần chỉnh"

2.1. Các bước ốp lát gạch lát sàn

- Bước 1: Tạo lớp nền ban đầu

Tạo lớp nền ban đầu

+ Dùng ống nước tito để tạo độ dốc đồng thời căng dây lấy cốt

+ Trộn lớp vữa lót xi măng với nước thao cho tạo hỗn hợp sền sệt, đồng nhất

+ Trét lớp vữa lót lên bề mặt sàn (tránh các mốc lấy cốt)

+ Dùng bay hoặc thước gạt phẳng nhằm tạo độ dốc dựa trên các mốc đã lấy cốt trước đó. Lưu ý, lớp vữa cần có độ dày từ 2-3cm

- Bước 2: Xác định điểm khởi đầu và bắt đầu thi công lát gạch


Thi công lát gạch

+ Dùng thước dây để căn độ thẳng, tiến hành lát gạch xuống nền theo quy tắc từ trong ra ngoài, từ trái sang phải

+ Đặt viên gạch lên lớp lót vữa cùng chiều với gân của mặt dưới, điều chỉnh độ rộng mạch vữa không quá 2-4mm

+ Sử dụng búa cao su để gõ nhằm tăng độ bám dính và điều chỉnh gạch theo ý muốn

- Bước 3: Chít mạch


Chít mạch

+ Trộn cát và xi măng theo tỉ lệ 1 : 1 và cho nước vào để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, sền sệt (thành phẩm chính là vữa chít mạch). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng keo chít mạch chuyên dụng để hoàn thành công đoạn này

+ Sử dụng đầu bay để lấy một lượng vữa phù hợp, đưa vào mạch giữa các viên gạch

+ Dùng bay loại bỏ phần vữa tràn khỏi đường mạch cần chít

- Bước 4: Vệ sinh và hoàn thiện mặt sàn


Vệ sinh bề mặt

+ Việc vệ sinh, lau chùi bề mặt sàn sau khi lát thường được thực hiện sau 1 - 1,5 ngày, khi mạch vữa đã khô cong

+ Đầu tiên, bạn cần xả nước lên bề mặt sàn, dùng khăn cotton lau nhẹ nhàng các vết bẩn bám trên bề mặt gạch. Để rút ngắn thời gian và công sức, bạn có thể xả nước trước tầm 10-20 phút để các vết bám bẩn, vữa dư thừa mềm, dễ bong khỏi bề mặt hơn

+ Lau khô mặt sàn bằng khăn khô sau khi đã hoàn thành việc lau chùi với nước

2.2. Những lưu ý khi vệ sinh, bảo quản gạch lát sàn

Người xưa có câu: "Của bền tại người", để gạch lát sàn giữ được vẻ đẹp và độ bền theo thời gian, trong quá trình sử dụng, chúng ta cần lưu ý đến những điểm sau đây:

- Không sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để lau chùi bề mặt sàn vì sẽ làm phai màu họa tuyết và lớp men gạch phía trên, khiến sàn vừa mất thẩm mỹ, vừa giảm hiệu quả chống thấm

- Giữ cho bề mặt gạch lát sàn luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu lau chùi bằng nước cần lau lại bằng khăn khô

- Khi vận chuyển vật dụng, không kéo lê gây chầy xước mặt sàn, thay vào đó hãy nhấc vật gọn gàng khi di dời và nếu có thể, hãy chèn thêm dụng cụ đệm ở phần tiếp xúc với mặt sàn nhé!

- Hạn chế các tác động lực cũng như nhiệt không cần thiết, mở cửa thông thoáng để lớp sàn gạch khô tự nhiên

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về gạch lát sàn cũng như cách sử dụng chúng. Sau cùng, chúc bạn đọc tìm được mẫu gạch ưng ý cho công trình của mình và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết! Trân trọng!