Hướng dẫn cách tính định mức keo dán gạch lát nền, ốp tường chính xác

Trong khâu hoàn thiện bề mặt thì bên cạnh việc chuẩn bị gạch đá ốp lát, chúng ta còn phải tính toán lượng keo dán gạch để lát nền và ốp tường. Vậy bạn đã biết cách xác định thông số đặc biệt này cho từng trường hợp cụ thể hay chưa? Hãy tham khảo bài viết ngay sau đây của Newlando để có thêm thông tin nhé!

1. Keo dán gạch là gì?

Keo dán gạch

 

Keo dán gạch là vật liệu nhân tạo được tạo ra từ sự phối trộn của các cốt liệu sau: polyme (điển hình là epoxy), xi măng portland và nhiều phụ gia làm tăng tính bền khác. Chúng thường được đóng gói dưới dạng bột và khi cần sử dụng, bạn chỉ cần phối trộn với nước theo khuyến cáo của nhà sản xuất là có thể thao tác ngay.

Sản phẩm này được sử dụng như một cầu nối trung gian giữa vật liệu ốp lát là gạch, đá với mặt bằng mà chúng bao phủ. Chính vì vậy, chúng sở hữu rất nhiều ưu thế nổi trội như:

  • Độ bền siêu ấn tượng, có khả năng bám dính cực cao và cực trơ trước tác động của nhiệt và ẩm
  • Không chỉ là vật liệu liên kết, sản phẩm còn giúp giữ ổn định kết cấu gạch, giảm nguy cơ cong vênh vật liệu nền và duy trì tính thẩm mỹ cao cho công trình sau hoàn thiện
  • Sử dụng rất dễ dàng, cực nhanh khô và với những vết vương vãi trên nền gạch, có thể loại bỏ nhanh chóng nhờ dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
  • Giá thành phải chăng, dễ tìm mua
  • Không hề kén mặt bằng, kể cả những mặt tường cũ có nguy cơ bong tróc cao,
  • Cực an toàn và thân thiện với môi trường cũng như cơ địa con người vì không chứa các thành phần gây hại
  • Có thể dùng như loại keo chà ron trong nhiều trường hợp, giúp gia chủ tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra

2. Vì sao cần phải định mức keo dán gạch khi hoàn thiện khâu ốp lát?

Vì sao cần tính toán định mức keo dán gạch?

Trước khi mua keo dán gạch đá, chúng ta cần phải tính toán và định lượng mua với số lượng bao nhiêu để tránh hai thái cực có thể xảy ra, đó là:

  • Mua quá ít, không đủ để hoàn thiện công trình. Kết quả là phải chạy vạy, tìm mua thêm khắp nơi, làm gián đoạn việc thi công và gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Đó là chưa kể nếu giao dịch lẻ tẻ theo cách này thì chi phí độn lên sẽ rất nhiều, vô cùng bất lợi phải không ạ?
  • Mua thừa thãi gây lãng phí tiền của, ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư ban đầu. Bán lại cũng không dễ mà để lâu nguyên liệu có thể hết hạn sử dụng và không còn giá trị nữa

Những điều này cho thấy một điều: khi mua keo dán gạch thì việc lựa chọn bao nhiêu kg là không thể tùy tiện mà phải được cân nhắc kỹ sao cho không rơi vào những vết xe đổ như chúng tôi vừa chia sẻ. Tất nhiên tính toán cũng không thể quá chi ly mà cần nới tay một chút, tăng thêm 10-20% so với con số lý thuyết để phòng ngừa những trường hợp phát sinh

3. Cách tính định mức keo dán gạch chuẩn đét

Để tính định mức keo dán gạch chuẩn "không cần chỉnh", chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tính diện tích bề mặt và kích thước của từng viên gạch sử dụng

Đây là hai yếu tố có mối liên quan trực tiếp tới lượng keo dán sử dụng khi ốp lát gạch. Vậy nên bạn cần phải đặt việc tính toán các thông số này lên hàng đầu. Về kích thước và độ dày gạch, thông thường bạn sẽ được cung cấp bởi nhà cung ứng hoặc không bạn có thể đo bằng thước dây. Tương tự việc đo diện tích bề mặt cũng khá đơn giản với hai chiều cơ bản là dài x rộng (đơn vị tính là m2).

  • Bước 2: Áp dụng công thức hoặc bảng ước lượng để đưa ra con số cụ thể

Hiện nay, có 2 cách để bạn tính ra định mức keo dán gạch:

- Sử dụng công thức: L =((A+B)/(AxB)) x C x D x 1,4

Trong đó, A là số đo chiều dài của viên gạch sử dụng, B là số đo chiều rộng của chúng, C là độ dày gạch và D là độ rộng của hệ mạch vữa

Với cách tính toán mang tính lý thuyết này thì sự chênh lệch so với con số thực tế có thể dao dao động từ 10 - 20%

- Sử dụng bảng ước lượng dựa trên kinh nghiệm thực tế:

Dưới đây là bảng ước lượng keo dán gạch cho từng dòng gạch khác nhau và được người sử dụng đánh giá rất cao về tính xác thực, kính mời bạn đọc cùng tham khảo:

Loại gạch Kích cỡ Đặc trưng Định mức keo dán
Gạch size nhỏ (thẻ, mosaic) 10x10cm, 15x15cm, 20x20cm, 10x20cm Ốp lát nhà bếp, khu vực ẩm ướt: hồ bơi, nhà vệ sinh 3,8-4kg/m2
Gạch cỡ trung bình 30x60cm, 40x40cm, 30x30cm Ốp lát nội thất: phòng ngủ, phòng tắm 4-5kg/m2
Gạch cỡ lớn 80x80cm, 120x120cm, 60x120cm Ốp lát đại sảnh, trung tâm thương mại, ngoài trời 5,5-6kg/m2
Gạch đá tự nhiên 40x40cm, 30x60cm, 80x80cm, 40x80cm Ốp lát nội ngoại thất, kể cả những nơi gồ ghề 8-12kg/m2

Dựa vào bảng trên, bạn chỉ cần nhân định mức này với diện tích thực tế cần thi công, khi đó chúng ta sẽ tính toán được lượng keo dán gạch mà mình cần mua khi hoàn thiện công trình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính định mức keo dán gạch trong ốp lát. Sau cùng chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Newlando! Trân trọng!