Bức màn chống động đất từ sợi carbon được ra đời từ Nhật Bản
Đất nước xứ sở hoa anh đào vùng đất có nhịp độ chịu ảnh hưởng của động đất lớn nhất thế giới, cùng với đó Nhật Bản thay vì sử dụng bê tông cốt thép, một công ty dệt đã sử dụng sợi carbon để chế tạo nên một "bức màn" chống động đất.
1.031 thanh vật liệu sợi carbon được gắn vào mái nhà và nối với mặt đất tạo thành một bức màn.
Kiến trúc sư Kengo Kuma và cộng sự đã sử dụng các thanh vật liệu tạo ra từ sợi carbon tổng hợp để thực hiện thí nghiệm ở Nomi. Kiến trúc sư Horiki tin tưởng rằng loại vật liệu này có thể được áp dụng linh hoạt cho các cấu trúc như tòa nhà bằng gỗ 1.031 thanh vật liệu được nhóm nghiên cứu gắn vào mái nhà và nối với mặt đất tạo thành một bức màn. Kiến trúc sư Horiki cho biết nguyên tắc hoạt động khá đơn giản. Khi tòa nhà bị biến dạng, những thanh vật liệu bên phải sẽ kéo nó trở lại hình dạng ban đầu và ngược lại. Mỗi bức màn được tạo nên từ 2.778 thanh tạo thành một lớp có tính ổn định cao. Các lưới carbon bên trong và bên ngoài giúp hạn chế tác động ngang của động đất.
Biểu đồ thể hiện sức căng của các thanh khi xảy ra động đất. Màu đỏ là nơi căng nhất, từ màu vàng sang màu xanh là những nơi độ càng giảm dần.
Trái đất ngày một chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt và động đất, môi trường đang thay đổi một cách không theo quy luật. Chính vì đứng trước những vấn đề đó chúng ta cần có những phát minh hữu ích cho nhân loại để chống lại những biến đổi bất thường của thiên nhiên.