Vật liệu không nung đang là giải pháp căn bản trong xây dựng
Điểm mạnh của vật liệu không nung so với vật liệu truyền thống như bảo vệ môi trường, cách âm, cách nhiệt, thi công nhanh, chống cháy… việc sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung truyền thống sẽ là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, để đưa loại vật liệu này trở nên phổ biến thì còn rất nhiều trở ngại, chậm phát triển.

Vat-lieu-khong-nung-dang-la-giai-phap-can-ban-trong-xay-dung

Trên thế giới sử dụng VLXKN đã có từ lâu với tỷ lệ sử dụng rất cao, một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia có mức sử dụng VLXKN tới 70-80%, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ nằm ở mức 5-8% vào những năm trước 2010. Bộ Xây dựng khẳng định, việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung là vấn đề mới, khó khăn, phức tạp và cần kiên định với nhiều giải pháp quyết liệt trong thời gian tới. Có được kết quả đó là do trong nỗ lực thúc đẩy việc phát triển VLXKN, Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật, các hướng dẫn làm cơ sở cho việc sử dụng VLXKN như: Nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm VLXKN; công bố định mức dự toán liên quan đến công tác xây sử dụng VLXKN; chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu tường xây bằng block bê tông khí chưng áp”; và Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Theo đó, Thông tư 09 quy định cụ thể: Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ, trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây); đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng VLXKN theo lộ trình. Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 thì phải sử dụng 100%. Theo dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây ở nước ta vào các năm 2015, 2020 tương ứng là 24 và 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung chúng ta phải tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét (tương đương 75 ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 150 ngàn tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2. Như vậy, đến năm 2020, mỗi năm chúng ta phải tiêu tốn 50 triệu m3 đất sét (tương đương 2.500 ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 19 triệu tấn CO2 gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác. Cũng theo quy hoạch ngành điện và luyện kim, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020, mỗi năm sẽ thải ra khoảng 30-40 triệu tấn tro xỉ gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu về vấn đề vật liệu xây ở Việt Nam cho đến nay phần lớn vẫn là gạch đất sét nung không những tốn đất, các loại nhiên liệu chất đốt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe và làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Có thể dễ nhận thấy đất hàng năm bị cắt xén, than là loại tài nguyên không thể tái tạo sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, ảnh hưởng đến môi trường, lượng khí thải đó sẽ gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm bầu khí quyển, như vậy vấn đề phát triển vật liệu không nung là xu thế tất yếu của ngành xây dựng. Các nhà đầu tư sản xuất VLXKN của chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn còn hạn chế, nên một số doanh nghiệp chỉ mua các dây chuyền công nghệ với trình độ trung bình, thiếu đồng bộ; công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và tiếp thu công nghệ chưa tốt; đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo chu đáo; các nhà máy phải vừa sản xuất vừa điều chỉnh, khắc phục các mặt yếu để ổn định sản xuất. Một số nhà máy do hiểu biết về các tính năng kỹ thuật của sản phẩm chưa đầy đủ nên công tác bảo quản sản phẩm khi lưu kho và vận chuyển chưa đúng đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi đưa vào công trình. Đối với gạch bê tông khí chưng áp (AAC), là sản phẩm tiên tiến, có nhiều tính năng ưu việt, tuy nhiên do mới được phát triển tại Việt Nam và có những yêu cầu đặc thù về kỹ thuật, nên có nhiều hạn chế trong việc sản xuất và sử dụng.
Các nhà máy sản xuất bê tông nhẹ ra đời vào lúc kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, lạm phát cao, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường BĐS trầm lắng, chi phí tài chính lớn, do đó sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều dẫn đến sản xuất bị ngừng trệ. Về nguyên liệu: Hiện nay mới có 2 cơ sở sản xuất vôi công nghiệp ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa, còn chủ yếu sản xuất theo công nghệ thủ công, chất lượng vôi chưa đáp ứng yêu cầu cho sản xuất bê tông khí. Các cơ sở ở miền Nam còn gặp khó khăn trong việc cung ứng vôi cho sản xuất do nguồn vôi cung ứng xa (từ miền Bắc vận chuyển vào).
 
Đối với gạch xi măng cốt liệu (block bê tông): Nhiều hộ cá thể và doanh nghiệp không quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng gạch xi măng cốt liệu, đầu tư thiết bị cũng như sản xuất ra sản phẩm chưa đảm bảo kỹ thuật. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn tiêu thụ ra thị trường, gây tác động tiêu cực trong dư luận về VLXKN nói chung.
 
 Với những thông số đưa trên đồng thời thấy được sự cần thiết của việc đưa vật liệu không nung dần thay thế vật liệu truyền thống nhằm giúp cho công việc xây dựng trở nên hiện đại hóa hơn, cũng là giải pháp căn bản hữu ích to lớn trong ngành xây dựng hiện nay.