Phục hồi và đánh bóng sàn đá granite
Posted:
October 16, 2017
Categories:
Vật liệu xây dựng
Ngày nay các công trình kiến trúc xây dựng đều sử dụng các sàn đá. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào sử dụng trong các công trình kiến trúc, sàn đá có thể bị trầy xước, bám bẩn và mất đi vẻ sáng bóng ban đầu. Khi đó, việc lau chùi thông thường cũng sẽ không tác dụng triệt để. Vì vậy việc đánh bóng sàn đá granite hàng năm là rất cần thiết. Quá trình này được coi là vệ sinh và bảo quản để đảm bảo chất lượng của các tòa nhà công trình xây dựng.
Đá Granite ( Đá hoa cương ) là loại đá rất cứng trong tự nhiên, có thể nói là loại đá cứng nhất không có loại nào cứng hơn được. Do vậy, việc phục hồi và đánh bóng sàn đá granite vô cùng phức tạp và khó khăn. Hôm nay Newland giới thiệu đến bạn quy trình đánh bóng sàn đá granite.
1. Nguyên tắc và các bước đánh bóng đá
- Tùy theo tình trạng của bề mặt đá mà dịch vụ đánh bóng đá quyết định phương pháp đánh bóng.
- Nếu bề mặt quá cũ, trầy xước sâu, mất độ bóng hoàn toàn cần phải phá bỏ lớp đá cũ bằng phương pháp tạo ma sát vật lý với pad hoặc đĩa kim cương.
- Sử dụng hóa chất đánh bóng đá để làm bóng đá.
- Bạn có thể sự dụng những loại hóa chất chuyên dụng khác nhau dành cho từng loại đá kết hợp với máy đánh bóng xoa đều trên mặt sàn đá.
- Hóa chất sẽ phản ứng với sàn đá và keo epoxy có trong đá tạo cho bề mặt sáng bóng như được tráng một lớp gương
- Máy chà sàn có gắn đĩa mài vào và bắt đầu đánh, trong quá trình đánh phải cho dung dịch ra để cho bụi đá không bay lên và giảm bớt nhiệt sinh ra của sàn.
- Sau khi đánh được thời gian thì ta lấy máy hút nước hút hết các chất bẩn mà đã đánh ra. Tiếp đó thay đổi đĩa mài khác và tiếp tục đánh, vừa đánh vừa cho dung dịch ra.
2. Chú ý khi thực hiện đánh bóng sàn đá granite
- Do đá có cấu tạo theo thớ đá nên nếu không có lớp bảo vệ thì chất bẩn sẽ thấm sâu xuống bề mặt đá. Rất trơn khi sàn đá bị ướt, vì vậy khi lau ướt sàn phải có biển báo.
- Cần phân biệt chính xác đá Granite với đá Marble, cũng như phân biệt với các loại gạch ceramic, gạch Granite, gạch porcelain.
- Trước khi sử dụng hóa chất, cần phải thử trước ở một nơi khuất để xem hóa chất có làm hỏng bề mặt đá hay không.
3. Ngăn ngừa và bảo dưỡng, phục hồi mặt đá
- Nên dùng thảm chắn cát, đặt ở cổng chính lối ra vào để ngăn ngừa và làm giảm lượng bụi bẩn cát đất và dấu giày gây trầy xước sàn đá, và thường xuyên vệ sinh thảm - Không kéo lê xe đẩy, hành lý, các bánh xe gây xước bề mặt sàn đá, nên thay bánh cao su, kiểm tra và bôi dầu mỡ vào các bánh xe đẩy - Không làm rơi vãi và xử lý nhanh các mảnh vỡ hay vật nhọn rơi trên sàn - Chân bàn, chân ghế nên gắn thêm miếng cao su chống ồn và chống kéo trầy và hư sàn - Không dùng hay làm đổ các loại hoá chất có tính axit và kiềm mạnh lên bề mặt sàn đá - Không dùng các loại bàn chải hay Pad cứng để tẩy rửa sàn đá - Thay các dụng cụ vệ sinh cây lau nhà hay giẻ lau đã quá cũ qua sử dụng nhiều lần. - Định kỳ 3 tháng 1 lần nên sử dụng hoá chất phục hồi bề mặt sàn đá Granite (Highgloss Granite Polishing Powder BP-106) kết hợp với máy đánh bóng sàn để phục hồi bề mặt sáng bóng của sàn. Lưu ý : sau khi đánh bóng bằng hoá chất Highgloss Granite Polishing Powder BP-106 cần sử dụng lớp hoá chất XY 102 - Puff & Spray để bảo vệ bề mặt sàn.
0 Comment(s)