Lịch sử thăng trầm của Gạch bông Việt Nam
Gạch bông - Loại gạch đá ốp lát gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ Việt tưởng chừng như đã bị quên lãng nhưng nay đã hồi sinh, trở thành '' hàng hiệu '' xuất khẩu đi các nước trên toàn thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu gạch đá ốp lát số 1 Đông Nam Á. Hãy cùng Newlando tìm hiểu kĩ hơn nhé:
1. Mỗi viên gạch là một tác phẩm
Gạch bông là loại gạch không nung, được làm thủ công hoàn toàn, vì thế các mẫu hoa văn trên mỗi viên gạch đều mang đậm một nét riêng chịu ảnh hưởng bởi '' bút pháp '' người nghệ nhân.
Được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, gạch bông dần trở thành sản phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Loại gạch này có ưu điểm giữ mát vào mùa hè và giữ ấm trong mùa đông. Ở hầu hết các công trình kiến trúc mà người Pháp xây dựng ở Việt Nam, gạch bông hiện diện như một dấu ấn đặc trưng.
Nhưng đến thập niên 1990, sự cạnh tranh đến từ gạch nung và gạch men ceramic với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý khiến gạch bông gần như “tuyệt chủng”. Đó thực sự là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn của làng nghề này, hầu hết thợ đã phải bỏ nghề, sống vất vưởng. Chất lượng gạch bông theo đó cũng suy giảm dần khiến chúng trở thành sản phẩm giá rẻ, chủ yếu để bán cho nhà nghèo. Trong khi đó, ở châu Âu, Mỹ hay Trung Đông, đây lại được xem là mặt hàng cao cấp vì là hàng thủ công (hand-made) và chỉ có nhà giàu mới có tiền mua. Ở Hà Lan, Pháp hay Đức, do giá nhân công cao, gạch bông được bán với giá vào khoảng 100 euro/m2 trong khi giá ở Việt Nam tính ra chỉ khoảng... 2 euro/m2. Thị trường gạch bông Việt Nam thực sự đã có một khoảng thời gian vô cùng ảm đạm[/caption]
2. Sự hồi sinh của một thương hiệu cũ:
Thời kỳ đó, có một người đàn ông lúc nào cũng đau đáu trong lòng tự hỏi tại sao tay nghề các thợ gạch của Việt Nam giỏi như vậy mà chúng ta lại không có sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng kia? Giấc mơ về gạch bông - hàng hiệu Việt Nam bắt đầu hình thành.
Người đàn ông đó đã đi khắp TPHCM và các tỉnh lân cận tìm lại những người thợ cũ, những người đã từng vẽ gạch cho các nhà máy Thanh Danh, Đức Tân, Đời Tân... Ông nhờ chính những người thợ đi tìm những người thợ khác và tập trung họ về, cho họ điều kiện làm việc tốt, hứa hẹn đảm bảo đời sống cho họ.
Người đàn ông thép đó chính là ông Đinh Hồng Kỳ - chủ tịch công ty Secoin, người được giới xây dựng mệnh danh là ông vua của những vật liệu xây dựng không nung. Ông đã làm sống lại và đưa thị trường gạch bông Việt Nam lên một tầm cao mới, thương hiệu gạch bông Secoin giờ đây không được chứng nhận là sản phẩm quốc gia mà còn rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, xuất khẩu đi hơn 50 nước trên thế giới mỗi năm.
Ông Đinh Hồng Kỳ Chủ tịch HĐQT Công ty Vật liệu xây dựng Secoin
3: Gạch bông ngày nay
Nếu như so sánh với ngày xưa thì gạch bông ngày nay chỉ có hơn mà không có kém. Chúng ta vẫn giữ được nét đáng quý nhất của làng nghề truyền thống này đó là tính thủ công. Các ông lớn trong lĩnh vực này như Secoin, Đồng Tâm,... vẫn sử dụng nguồn lực chính là các thợ thủ công lành nghề, sản lượng tuy không nhiều nhưng luôn đạt chất lượng tốt và mang đậm nét riêng của các nghệ nhân.
Để đáp ứng được những tiêu chí từ những vị khách nước ngoài khó tính, gạch bông Việt Nam không chỉ đề cao chất lượng mà còn rất quan tâm đến sự đa dạng về mẫu mã và tính thẩm mỹ cao của các đường nét trang trí. Trên thị trường hiện nay chúng ta chủ yếu bắt gặp 3 loại: Loại gạch vuông, hình lục giác và gạch bông gió. Mỗi một mẫu lại được trang trí và ứng dụng trong những công trình khác nhau.
Gạch bông vuông vẫn được ưa chuộng nhất hiện nay
Sự ra đời của gạch bông gió như một làn gió mới cho nền kiến trúc đương đại Gạch bông lục giác - Sự lựa chọn mang tính phá cách nhưng vẫn đầy tinh tế