Hiện tượng thấm chân tường khó có thể tránh được trong các công trình
1.Tìm hiểu về nguyên nhân gây thấm chân tường.
Nơi xảy ra hiện tượng này : chân tường là vị trí thường gặp hiện tượng thấm nước và nấm mốc, nhất là tại các vị trí như: chân tường bên trong tầng hầm, chân tường bên ngoài nhà tắm – nhà bếp, chân tường giữa hai nhà có khoảng cách nhỏ, chân tường nơi có nền đất ẩm,… - Nguyên nhân 1: Quá trình thi công xây dựng phần móng, chân tường, người thợ đã không sử dụng đủ vữa xi măng, gây nên lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là điều kiện để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường, lượng nước thấm càng nhiều thì thấm chân tường xảy ra càng mạnh.-Nguyên nhân 2: Bản chất của hồ dầu, vữa xi măng là hấp thụ nước, đặc biệt là càng cũ thì khả năng hút nước càng mạnh. Vì vậy, trong điều kiện nước và hơi ẩm nhiều, chúng sẽ hút và đưa một phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại được giữ ở chân tường và gây ra hiện tượng thấm nước, nấm mốc. Người thợ cần lưu ý về công đoạn này không rất dễ chân tường sẽ dính nước.
-Nguyên nhân 3: Bỏ qua công tác chống thấm cho tường và chân tường ngay từ đầu, đến khi phát hiện ra thì tình trạng đã trở lên nghiêm trọng. Việc này sẽ gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian để khắc phục, sửa chữa, đồng thời làm cho chất lượng công trình suy giảm.
2. Cách xử lý chống thấm chân tường.
Cách xử lý cũng giống như chống thấm trần, tường hay sàn nhà, chống thấm chân tường cần tuân thủ theo một trình tự, quy tắc nhất định để đạt hiệu quả cao nhất. Trình tự chống thấm chân tường được tiến hành như sau: Gồm 5 bước- Bước 1: Đục tạo rãnh trên chân tường, sau đó quét một lớp vữa gốc xi măng lên các rãnh này. Nhờ sự kích hoạt của nước và hơi ẩm, lớp vữa gốc xi măng này sẽ phát triển ninh kết, làm se khít các khe hở và mao dẫn ngăn chặn sự thẩm thấu và lan truyền của nước.
- Bước 2: Trám các đường rãnh và quét 1 lớp vữa gốc xi măng bằng hỗn hợp xi măng, cát, phụ gia chống thấm để tăng khả năng thẩm thấu của nước.
- Bước 3: Tiếp tục trám hỗn hợp trên lên trực tiếp bề mặt tường gạch với độ dày khoảng 0,5 cm. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt chân tường đều được phủ kín bằng loại vữa này.
- Bước 4: Nếu muốn hiệu quả chống thấm cao hơn, lâu hơn, có thể quét thêm 1 lớp vật liệu chống thấm tinh thể.
- Bước 5: Tô vữa hoàn thiện cho bề mặt chân tường.
Vậy đã rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm chân tường, mà những nguyên nhân chúng ta có thể khắc phục được khi đang thi công xây dựng. Việc chống thấm cho chân tường cần được tiến hành ngay từ khi mới xây dựng công trình để hạn chế sự lây lan lên cả bề mặt tường ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của ngôi nhà.