1. Chuẩn bị trước khi thi công gạch mosaic

Để hiệu quả thi công gạch mosaic đạt cao nhất về chất lượng cũng như thẩm mỹ, trước khi tiến hành bạn cần có chuẩn bị đầy đủ về vật liệu, dụng cụ thi công. Dưới đây là tổng hợp những thứ cần chuẩn bị để thi công gạch mosaic:

Chuẩn bị gạch mosaic với số lượng đủ theo diện tích cần dùng để thi công. Gạch cần đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ, không bị nứt vỡ, đồng đều về màu sắc.

Bề mặt sàn hoặc tường thi công cần được làm phẳng, không lồi lõm. Vệ sinh nền và tường cho thật sạch và khô.

Chuẩn bị dụng cụ để thi công bao gồm: keo dán, keo chà ron, bay răng cưa, bay xúc vữa, búa cao su, vữa, thước, thước thủy, thùng trộn keo, máy trộn, đũa khuấy, miếng xốp nước và dao vệ sinh…

Trộn keo gạch: Cho nước vào thùng và đổ dần keo dán vào để pha theo tỉ lệ nước/keo = 1/3 hoặc 1/4. Dùng máy trộn hoặc trộn bằng bay theo truyền thống để trộn đều hỗn hợp. Sau đó, cho hỗn hợp keo nghỉ khoảng 3-4 phút.

 

2. Cách thi công gạch mosaic chuẩn nhất

Sau khi đã chuẩn bị xong về cả vật liệu, keo dán… bạn bắt đầu tiến hành thi công. Dưới đây là hướng dẫn về cách thi công gạch mosaic chuẩn nhất theo từng bước:

Trát keo lên bề mặt thi công


Bạn lấy một lượng keo vừa phải để trét lên bề mặt cần thi công gạch mosaic. Sau đó, sử dụng bay răng cưa để kéo đều phần keo này theo một góc 60 độ phương ngang.

Nếu viên gạch có kích thước lớn hơn 25×25 cm, thì nên trét thêm keo vào mặt sau viên gạch để tăng độ kết dính.

 

Dán gạch lên tường/sàn

Đặt viên gạch lên bề mặt đã trét keo. Ấn mạnh và dùng búa cao su gõ nhẹ vào gạch để tạo độ kết dính. Bạn cần đặt viên gạch đầu tiên ở hàng cuối cùng phía dưới, để gạch không bị trôi khỏi vị trí. Đồng thời, cũng cần có cây đỡ ở phía dưới để cố định tốt hơn. Ngoài ra, cũng cần chú ý sử dụng lượng keo trét phù hợp để keo không bị tràn ở các đường mạch.

Ốp/lát lần lượt từng viên cho đến hết. Sau khi thi công, cần tránh để nước chảy vào vị trí này, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng kết dính của gạch.

 

Chà ron và vệ sinh

Sau khi tiến hành ốp/lát gạch mosaic được 24 giờ thì bắt đầu công đoạn chà ron. Lúc này, keo trét gạch đã khô nên việc chà ron sẽ không ảnh hưởng đến độ kết dính của gạch.

Dùng dao vệ sinh để làm sạch các kẽ mạch gạch. Cần làm thật khéo léo để tránh làm trầy xước gạch cũng như không ảnh hưởng đến lớp keo trét/

Trộn keo chít mạch theo hướng dẫn, đúng tỉ lệ của nhà sản xuất. Đợi khoảng 3-4 phút để keo có độ kết dính tốt nhất.

Lấy keo vào bay cao su, nghiêng một góc 45 độ để đưa keo vào các đường mạch gạch. Sử dụng xốp ướt để lau sạch toàn bộ các phần keo dư bám ở bề mặt gạch. Sau khi trét keo vào mạch gạch được khoảng 30 phút, lau lại toàn bộ phần keo thừa xung quanh để không gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

Sau cùng, dùng giẻ ẩm và nước tẩy chuyên dụng cho gạch mosaic để lau hết bề mặt gạch. Lúc này, viên gạch sẽ sáng bóng, đẹp nhất/

 

3. Lưu ý khi công gạch mosaic 

- Tuyệt đối không thi công gạch mosaic khi sàn hoặc tường ốp còn ẩm ướt. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ kết dính của keo dán gạch, khiến cho gạch rất nhanh bị bong tróc khỏi mặt sàn.

- Khi trét keo, cần dàn thật đều để viên gạch được bằng phẳng và kết dính tốt. Nếu keo dàn không đều sẽ có những khoảng trống phía sau gạch. Từ đó sẽ dễ gây nên tình trạng bong, dễ thấm nước và nứt vỡ.

- Keo dán khi mua về cần đảm bảo bảo quản đúng cách, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Pha keo theo đúng tỉ lệ từ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo độ dính tốt nhất.

- Sau khi thi công, cần chờ đủ thời gian để keo khô hoàn toàn mới bắt đầu chít mạch. Nếu chít mạch khi keo còn chưa khô, sẽ dễ gây ra tình trạng làm bong gạch bởi độ két dính vẫn còn lỏng lẻo.

- Lựa chọn màu keo chít mạch cho phù hợp với màu sắc viên gạch để không lộ mạch gạch, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.