Cát là nguồn tài nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt
Các công trình đua nhau mọc mỗi ngày mỗi giờ, lượng cát tiêu thụ cho các công trình là rất lớn quá mức so với tưởng tượng. Từ các khu căn hộ, cao ốc văn phòng và tới trung tâm thương mại, chỗ nào cũng được xây bằng bê tông – vật liệu được tạo ra từ cát sỏi trộn với xi măng. Mỗi mét đường nhựa kết nối tất cả các tòa nhà, mỗi khung cửa sổ cũng đều có thành phần từ cát. Cát là vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng đáng buồn là tài nguyên cát đang có dấu hiệu cạn kiệt. Vừa qua, Hội Thủy lợi TP.HCM đã có văn bản kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề khai thác cát một cách thiếu kiểm soát trên các dòng sông gây sụp lở bờ nghiêm trọng. Điển hình như ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hiện nay lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 28 triệu tấn/năm. Thế nhưng giấy phép cho khai thác cát là 20 triệu tấn/năm gây mất cân bằng phù sa và việc sạt lở bờ. Do vậy, Hội kiến nghị ngưng các dự án khai thác, nạo vét trên một số đoạn sông trọng điểm từ 2- 3 năm hoặc có thể lâu hơn để đánh giá lại tình trạng lòng sông và ổn định bờ. Bên cạnh hoạt động khai thác cát, gần đây hoạt động duy tu, nạo vét luồng tuyến phục vụ nhu cầu giao thông thủy cũng bộc lộ nhiều tiêu cực. PGS-TS Lê Mạnh Hùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc nạo vét là cần thiết nhưng nếu nạo vét không đúng vị trí và biện pháp thì lại gây ra nhiều tác hại khôn lường như xói lở bờ sông, biến đổi địa hình dòng chảy hoặc gây vị trí nạo vét nhanh chóng bị bồi tụ trở lại do lượng bùn cát từ các nơi khác đổ về. Đặc biệt ĐBSCL là khu vực đất yếu rất dễ xảy ra trượt sạt bờ sông. Do đó, ông Hùng cho rằng, cần lập bản đồ quy hoạch tổng thể các vị trí bồi tụ cần nạo vét. Sau khi cấp phép cần giám sát chặt chẽ, hiện nay kỹ thuật phát triển với nhiều thiết bị định vị, đo đạc hiện đại, cho phép đo các mặt cắt dài cả kilômét mỗi ngày, vì thế việc kiểm tra, kiểm soát không còn nhiều rào cản.  

Cat-la-nguon-tai-nguyen-dang-co-nguy-co-can-kiet

Tài nguyên cát có vẻ như rất dồi dào, nhưng thực tế, nó đang ngày càng khan hiếm. Và không phải loại cát nào cũng dùng được: cát sa mạc quá mịn không thể phục vụ cho mục đích thương mại. Hơn nữa, nguồn dự trữ cát cũng cần nằm gần các công trường xây dựng, bởi nếu chi phí vận tải cao so với giá bán, thì việc vận chuyển cát đi cả một quãng đường dài sẽ không có tính kinh tế. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn các nước có nguồn tài nguyên cát trong nước hạn chế (nhưng có hầu bao rủng rỉnh). Singapore và Qatar, chẳng hạn, là 2 nhà nhập khẩu cát rất lớn: tòa nhà chọc trời Burj Khalifa tại Dubai được xây dựng nhờ dùng cát nhập khẩu từ Úc.

Điều mà đáng lo ngại là cát được khai thác với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ được bồi đắp tự nhiên và việc hút cạn các nguồn dự trữ cát hiện có đang làm tổn hại đến môi trường. Nạo vét biển, sông ngòi làm ô nhiễm môi trường sống tự nhiên, ảnh hưởng đến các ngành đánh bắt và canh tác ở địa phương. Khai thác cát ở hồ Poyang của Trung Quốc được cho là đã làm hạ thấp mực nước. Hồ này được UNEP đánh giá có thể là “công trường” khai thác cát lớn nhất thế giới. Cát ở các bãi biển thuộc Morocco và Caribe cũng bị tận khai, làm giảm khả năng chống chọi trước những cơn bão. Theo một báo cáo gần đây về các vấn đề môi trường mới do một nhóm nhà khoa học ở Đại học Cambridge thực hiện, những rủi ro này sẽ càng gia tăng khi tình trạng khan hiếm cát càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài sự quan trọng của cát trong xây dựng thì trong tự nhiên cát cũng đóng vai trò rất to lớn đối với thiên nhiên con người. Sự cạn kiệt tài nguyên cát đã gây ra vô cùng những hậu quả to lớn nó đã trả lời cho sự khai thác mạnh mẽ dữ dội.

Tại Ấn Độ, khai thác cát sông đang phá vỡ hệ sinh thái, giết chết vô số các loài cá và chim. Tại Indonesia, hơn hai chục hòn đảo nhỏ đã biến mất từ năm 2005 do khai thác cát. Ở Việt Nam, để lấy được lớp cát nằm sâu bên dưới, hàng trăm hecta rừng đã bị đào xới. Những đối tượng khai thác cát cũng làm hư hại rạn san hô tại Kenya và gây sụt lún chân các cầu ở Liberia và Nigeria. Các nhà môi trường cho rằng việc nạo vét cát tại vịnh San Francisco đã dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các bãi biển ở các khu vực gần đó. Chính con người cũng là nạn nhân việc khai thác cát. Khai thác cát được cho là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn chết người ở Ả Rập Saudi, Nam Phi và Gambia. Ở Ấn Độ và Indonesia, một số cán bộ nhà nước và các nhà hoạt động lên án các băng nhóm khai thác cát trái phép đã bị chúng sát hại. Những làng chài nằm gần cửa sông thuộc tỉnh Koh Kong, Campuchia là nạn nhân điển hình của hoạt động khai thác cát. Người dân làng chài nơi đây đã nhiều năm khiếu nại về việc khai thác cát tràn lan xóa sổ nguồn cua, cá – sinh kế của họ. Người dân địa phương cho biết giờ họ chỉ có thể tới làm việc tại các nhà máy may mặc Phnom Penh hoặc chuyển đi nơi khác để kiếm việc làm. Không chỉ ảnh hưởng tới sinh kế, nạo vét cát cũng đe dọa tới các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá heo, rùa và rái cá. Các vấn đề khác cũng cần được đề cập là vận tải và ô nhiễm. Các nhà chức trách bang California, Mỹ ước tính nếu khoảng cách chuyên trở cát sỏi trung bình tăng thêm 25 dặm (tương đương 40,225km) sẽ phải tiêu tốn thêm gần 50 triệu gallon (khoảng 19 triệu lít) dầu diesel mỗi năm. Chúng ta có thể tạo ra cát từ việc nghiền đá nhưng công đoạn nghiền này cũng khá tốn kém và nhiều khi loại cát sản xuất ra lại không phù hợp với nhu cầu. Chúng ta có thể sử dụng các chất liệu thay thế tùy thuộc mục đích, nhưng liệu chúng ta có tìm thấy vật liệu nào có thể khai thác được 40 tỷ tấn mỗi năm? Hầu như không có ai nghĩ xem cát từ đâu đến hay chúng ta có được chúng bằng cách nào. Những số liệu về cát trên có lẽ đã cảnh tỉnh chúng ta. Thế giới hiện nay có hơn 7 tỷ người và ngày càng nhiều người có nhu cầu về một căn hộ để ở, văn phòng để làm việc và trung tâm thương mại để mua sắm. Giờ đây, Trái đất của chúng ta sắp không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu xa xỉ đó nữa. Chúng ta từng cho rằng nguồn cung cấp vô hạn dầu, nước, cây xanh và đất trên hành tinh là vô hạn và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta đang phải chấp nhận một sự thật rằng không nguồn nào trong số đó là vô hạn cả và cái giá phải trả cho việc khai thác tài nguyên đang ngày càng đắt đỏ hơn. Con người cũng đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn, tái sử dụng, tìm giải pháp thay thế cũng như sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh hơn. Đó chính là những gì chúng ta cần phải làm với nguồn tài nguyên cát. Với những thống kê khổng lồ và dẫn chứng sắc đá cũng phần nào cảnh tỉnh cho mọi người rằng: Tài nguyên cát có thể bị cạn kiệt.